CẤU TẠO DA TỰ NHIÊN

Da thật tự nhiên bao gồm những phần nào? Full grain, Top grain, Genuine Leather/Suede Leather là gì? Phân biệt chúng ra sao? Trên thực tế có rất nhiều loại da thuộc phân theo từng loại da động vật. Nhưng nhìn chung về cấu tạo từng phần chúng có nét tương đồng như nhau. Bài viết này noithatedra.com sẽ giới thiệu chi tiết từng phần của một tấm da thật để các bạn có góc nhìn rõ hơn.

CÁCH PHÂN BIỆT CÁC LOẠI DA

Khi chúng ta mua bất kỳ một sản phẩm được làm từ vật liệu da như một bộ ghế sofa da, ví da, giày da… để sử dụng, liệu bạn có biết chúng được làm ra từ những loại da như thế nào? Trên thực tế mỗi loại da có chất lượng và hình thái khác nhau. Vì thế, hãy cùng  EDRA với kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành sản xuất sofa da thật để tìm hiểu xem có những nguồn nguyên liệu da tự nhiên nào để làm lên bộ ghế sofa da thật hay bất kỳ sản phẩm da thật nào khác nhé.

Da tự nhiên rất nhiều loại và những loại da được dùng nhiều nhất đó là là da bò, da trâu, da cừu, da cá sấu, v.v… Tuy nhiên, những loại da như da cừu, da cá sấu và da đà điểu thuộc hàng cao cấp, đắt đỏ hơn nhiều so với các loại còn lại. Mặt khác, do một vài nhu cầu đặc biệt khác, người ta có thể sử dụng cả da heo, da voi, da hổ, v.v… để làm vật liệu sản xuất. Da gồm có những dạng chủ yếu như da nguyên tấm Full Grain, da Top Grain, da đã qua xử lý, chỉnh sửa – Corrected Grain và cuối cùng là da lộn – Split. Các dạng da này thường không sử dụng nguồn gốc để phân biệt mà chủ yếu là thông qua thành phẩm.

 

mẫu ghế sofa da thật 100% từ da bò tự nhiên

Cấu trúc và vị trí của các loại da cơ bản – Theo từng lớp

Các phần cấu thành một tấm da bò tự nhiên https://noithatedra.com
Cấu tạo các lớp trong tấm da bò tự nhiên

1. Da Full grain

1.1. Đặc điểm, phân loại và thế mạnh

Da Full grain là loại da chưa được mài, dập vân hoặc đánh bóng để loại bỏ những phần không hoàn hảo (Ví dụ như vết sẹo, vết muỗi đốt, trầy xướt do va quẹt… trên bề mặt da). Da được giữ bề mặt nguyên thủy và được thuộc thẩm thấu xuyên thấu. Sâu tận bề mặt bên kia của tấm da. Đây là chỗ để nhận biết da Full grain (màu sắc 2 mặt da giống nhau). Da Full grain có bề mặt không bị phủ sơn hay phết bất kỳ lớp keo đánh bóng nào. Nên bạn sẽ nhìn thấy được lỗ chân lông, các vệt sẹo, nhăn hoặc xước trên da. Điều này giúp da có thể thở được và luôn thông thoáng.

Những sản phẩm được làm từ lớp da này thường có giá thành rất cao vì độ bền của sản phẩm có thể là cả đời. Lý do chính là do đây là lớp trên cùng của da nên vẻ bề ngoài nguyên thủy của miếng da được giữ nguyên, đảm bảo sự mềm mại và kết cấu thực tế của da. Ngoài da những con bò được sử dụng để lấy da cũng được chăm sóc cẩn thận: được sống trong môi trường tốt đảm bảo vệ sinh sạch sẽ không bị các bệnh ngoài da cũng như vết xước va chạm và côn trùng cắn. Điều đó đã giải thích tại sao có những bộ sofa trông rất bình thường nhưng có mức giá cao đến vậy.

1.2. Ưu điểm của da Full grain

Da Full grain có bề mặt không bị phủ sơn hay phết bất kỳ lớp keo đánh bóng nào. Vì thế da nhanh chóng khô và khó bị mốc trong các môi trường ẩm. Loại da này được lấy từ lớp da ngay dưới lớp lông của động vật nên có độ liên kết cực cao, đây là lợi thế giúp Full grain trở thành loại da có độ bền cao nhất, chắc chắn nhất, Full grain còn một ưu điểm tuyệt vời nữa là: Da full grain sẽ càng đẹp và bóng mịn hơn theo thời gian dài sử dụng mà không cần phải phải qua bất kỳ tác nhân xử lý nào. Vì các mô tế bào da có khả năng có thể tự phát triển lớp phủ bóng mới (lớp patina) nhờ quá trình tiếp xúc ma sát và hơi tay. Chúng giúp bảo vệ da làm cho da khó trầy xước. Và da dần đổi màu bóng đẹp hơn ban đầu rất nhiều.

1.3. Nhược điểm của da Full grain

Với người gia công, họ phải phải lựa những mặt da đẹp, không bị sẹo, lỗi để sản xuất. Với khách hàng, đại đa số người dùng Việt Nam hiện vẫn còn quen dùng giả da, da PU. Những loại da được làm từ chất liệu công nghiệp này có độ đồng đều tuyệt đối, và bóng mượt. Nên nhiều khách hàng đặc biệt là khách hàng nữ khi dùng đồ da sẽ không quen với các vết nhăn, trầy xước. Và họ cũng không biết rằng nếu dùng sau một thời gian, những vết trầy xước sẽ dần phai đi. Da sẽ còn tiếp tục bóng và đẹp hơn nữa nhờ lớp Patina được tiết ra. Các loại da khác đều không có điểm đột phá này.

Đặc điểm nhận dạng da tự nhiên Full Grain & Top Grain
Phân biệt da thật lớp Full Grain và Top Grain

2. Da Top grain

2.1. Đặc điểm, phân loại và thế mạnh

Top Grain là lớp thứ hai có chất lượng rất tốt chỉ đứng sau Full Grain. Chúng được tạo ra khi tách bỏ một phần lớp da bề mặt nên chúng mềm và mỏng hơn. Loại da này khá bền, bề mặt được chà đi chà lại nhiều lần để loại bỏ những khuyết tật lớp trên cùng của da (Chính vì vậy Top Grain sẽ không có vết sẹo, lồi lõm không đều như ở lớp Full Grain từng có). Sau đó được phủ lên bề mặt một lớp nhân tạo mượt, mịn tạo vân, nó giúp chống biến màu trong suốt quá trình sử dụng, tạo nên sự đồng nhất về màu sắc cho sản phẩm, do được phủ lớp bề mặt nên chúng chống bám bẩn tốt, dễ vệ sinh, không bị thấm ẩm khi mà lớp bề mặt vẫn còn nguyên vẹn. Vì bị loại bỏ lớp bề mặt nên dù sao thì Top Grain cũng không bền chắc bằng Full Grain, mặc dù vậy thì Top Grain vẫn là loại tốt chỉ đứng sau Full Grain và được sử dụng rộng dãi trong bọc ghế sofa, túi xách, ví da,…

2.2. Ưu điểm của da Top grain

  • Do Top grain đã tách một lớp bề mặt nên sẽ mỏng và mềm hơn
  • Bề mặt da được chà, đánh bóng và thêm vào một lớp phủ trên bề mặt, khi chạm vào sẽ có cảm giác lạnh hơn và giống như nhựa.
  • Loại da này thường rẻ hơn và chống bám bụi tốt hơn da Full grain miễn là bề mặt sản phẩm vẫn chưa hư hỏng.
  • Được phủ một lớp chống biến màu trong suốt thời gian dài sử dụng, tạo nên sự đồng nhất cho sản phẩm

2.3. Nhược điểm của da Top grain

  • Không bền chắc bằng Full grain
  • Bị rạn nứt nhanh hơn da tự nhiên
  • Do đã được phủ lớp nhân tạo trên bề mặt nên da sẽ không thoáng như Full Grain cũng không sản sinh ra patina.

Mặc dù vậy, đây là loại da tốt đứng thứ hai sau Full grain và được sử dụng rộng rãi cho hầu hết các loại túi xách, ví…

3. Da Genuine Leather/Suede leather

Lớp thứ 3 của da là loại da có chất lượng thấp nhất trong tất cả các sản phẩm làm từ da thật. Genuine Leather – da lớp 3 mất đi toàn bộ lớp kết cấu bền chắc nhất của da nên nhà sản xuất thường sử dụng keo và chất tạo bề mặt để để trông nó giống với da Top grain hay Full grain. Loại da này có trọng lượng nhẹ hơn Top Grain và dĩ nhiên là nó rẻ hơn nhiều so với hai loại da trên, Genuine Leather khi không sử dụng lớp tạo bề mặt thì được gọi là da lộn.

Những chia sẻ của EDRA liên quan tới Da tự nhiên phần nào sẽ giúp anh chị định hình và hiểu hơn về dòng Da tự nhiên cũng như dòng da dùng làm ghế sofa. Dòng nào là dòng tốt nhất để làm ghế sofa, qua đó sẽ có thêm kiến thức giúp lựa chọn đúng đắn hơn khi có dự kiến làm sofa da Bò tự nhiên.

Anh chị có góp ý hoặc cần tìm hiểu thêm về Da Bò tự nhiên làm sofa, hoặc tham khảo những mẫu ghế sofa vui lòng liên hệ ngay cho Sofa EDRA: 082.585.9898 (Call, sms, Zalo…) để được tư vấn miễn phí nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

082.585.9898